Học ngay cách làm thịt lợn khô gác bếp chuẩn vị Tây Bắc chỉ trong tích tắc
Tây Bắc không chỉ níu chân du khách ở sự hùng vĩ của núi rừng, sự hiếu khách của người dân mà còn bởi hương vị khó quên của rất nhiều món đặc sản có một không hai. Trong số các món đặc sản này, không thể không nhắc đến tên của món thịt lợn gác bếp. Nếu bạn muốn tự tay làm món ngon này cho gia đình thì hãy xem ngay cách làm thịt lợn khô gác bếp chuẩn vị Tây Bắc theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây nhé! Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với cách làm cũng như hương vị của món đặc sản này đấy!
Nguyên liệu làm thịt lợn gác bếp
Món thịt lợn gác bếp Tây Bắc gợi thương gợi nhớ cho người thưởng thức chính ở hương vị đặc trưng không thể trộn lẫn với các món đặc sản khác. Kể cả là với món thịt trâu gác bếp, vốn sử dụng cùng những loại gia vị tẩm ướp cũng như cách thức hun khói, làm khô thịt.
Để làm thịt lợn gác bếp đúng vị Tây Bắc, bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu bao gồm:
– 2kg thịt lợn
– Muối hột
– Ớt, gừng, tỏi, bột mắc khén, hạt dổi
Lưu ý:
– Đối với phần thịt lợn, bạn nên chọn thịt nạc mông, thịt đùi hoặc thịt bắp thịt. Đây là các phần thịt không dính mỡ, khi làm sẽ ít hao hơn các phần thịt khác. Ngoài ra, các phần thịt này cũng có độ dai thịt và ngọt hơn các phần thịt còn lại.
– Bạn nên sử dụng muối hột để tẩm ướp cho thịt. Vì muối hột sẽ giúp căn chỉnh lượng tẩm ướp thịt dễ hơn so với muối tinh. Muối hột cũng giúp bạn tẩm ướp thịt dễ hơn. Thịt sau khi hun khói sẽ không bị ướt lại nhanh như dùng muối tinh.
– Mắc khén là gia vị cho hương thơm đặc trưng của món thịt lợn gác bếp nên bắt buộc phải có. Nếu không mua được bột mắc khén thì bạn có thể mua hạt mắc khén khô, rang chín, sau đó cho vào cối xay hoặc dùng máy xay sinh tố xay mịn thành bột.
Chi tiết cách làm thịt lợn khô gác bếp tại nhà
Để làm được món thịt lợn gác bếp chuẩn hương vị Tây Bắc, cần trải qua các công đoạn sơ chế thịt, tẩm ướp thịt với gia vị, sấy khô thịt. Chi tiết từng công đoạn như sau:
1. Sơ chế thịt
Rửa sạch thịt lợn, dùng giấy bếp hoặc khăn sạch thấm cho thật khô thịt. Sau đó, bạn thái thịt thành từng miếng dài, dày. Sở dĩ cần thái thịt thành miếng dài và dày vì thịt sẽ phải trải qua quá trình làm khô bằng cách hun sấy. Nếu bạn thái thịt quá mỏng thì sau khi hun khói, thịt sẽ bị teo quắt lại, vừa hao thịt, vừa không đảm bảo vị dai ngọt cần có của món đặc sản này.
2. Tẩm ướp gia vị
Thịt lợn sau khi thái miếng cho vào trong chậu lớn, thêm các loại gia vị đã chuẩn bị ở phần nguyên liệu vào trộn thật đều. Bạn nên dùng găng tay xoa đều gia vị lên trên từng thớ thịt để thịt được phủ gia vị đều khắp. Sau khi đã trộn thật đều thì bạn ướp thịt trong khoảng thời gian từ 4 – 5 tiếng để thịt được ngấm đầy đủ gia vị.
3. Sấy khô thịt
Công đoạn sấy khô thịt sẽ là công đoạn chiếm nhiều thời gian, công sức nhất. Nếu nhà bạn có bếp củi thì bạn chỉ cần xiên thịt vào thanh tre, nứa vót nhọn rồi gác lên bếp. Nhờ vào sức nóng của củi cháy bên dưới cùng với khói củi để làm khô thịt là được.
Trong trường hợp nhà bạn không có sẵn bếp củi thì có thể tự chế bếp sấy thịt lợn khô bằng cách dùng tấm tôn quây lại. Bên dưới bạn đặt chậu đốt củi, để khói cùng với hơi nóng của bếp có thể bốc lên cao. Bạn gác thịt lên trên bếp tự chế, lưu ý cần để khoảng cách tầm 1m – 1.5m để thịt không bị bám bụi bẩn khi mới đốt củi. Đồng thời giúp cho khói có thể bay lên cao, hun thịt được đủ độ, đủ thời gian hơn.
Trong quá trình sấy khô thịt, bạn nên tiếp củi thường xuyên để đảm bảo có đủ khói hun, sấy thịt. Bạn có thể dùng thêm bã mía, vỏ quýt, vỏ cam khô cho vào trong củi để khói có mùi thơm. Làn khói này sẽ thấm vào miếng thịt lợn, giúp cho thịt có một hương vị đặc trưng của thịt gác bếp Tây Bắc.
Thời gian hun khói cho thịt kéo dài từ 12 – 14 tiếng tùy theo độ dày của miếng thịt cũng như khối lượng thịt mà bạn làm. Công đoạn này rất cần sự kiên nhẫn nên bạn không nên nóng vội mà hạ thịt xuống quá sớm, hoặc thêm quá nhiều củi khiến cho khói xông lên qua nhiều. Nếu khói quá nhiều sẽ làm cho thịt nhanh khô bên ngoài mà bên trong vẫn còn chưa chín. Khói quá ít sẽ kéo dài thời gian sấy thịt, mà thịt cũng không được làm khô đủ, nhanh bị mốc.
4. Hấp chín thịt và hun thịt
Sau khoảng thời gian 2 ngày hun thịt bằng khói bếp, bạn hạ thịt xuống rồi cho vào chõ xôi thịt lên. Mục đích của công đoạn này chính là giúp làm chín thịt bằng hơi nước. Thời gian hấp thịt kéo dài 40 phút đến 60 phút. Thịt được làm chín xong thì lại tiếp tục treo thịt lên, xông bằng khói thêm một lần nữa đến khi bạn thấy thịt khô như ý là được.
Sau khi hoàn thành cách làm thịt khô gác bếp, bạn sẽ thu được thành phẩm là thịt lợn khô có lớp bên ngoài màu nâu sẫm do khói hun. Bên trong sợi thịt có màu đỏ hồng hấp dẫn. Khi nếm thử, bạn sẽ thấy có hương vị khói bếp oi oi quyện cùng vị cay cay, nồng nồng của ớt, mắc khén rất ngon miệng.
Nếu không có thời gian hoặc mất thời gian quý báu của mình thì mời bạn hãy liên hệ ngay với số hotline của hutu.vn chúng tôi sẽ phục vụ tận nơi bạn cần với giá cả phải chăng nhất.