Giới thiệu món Chè lam Phủ Quảng Vĩnh Lộc đặc sản Thanh Hóa
Chè lam Phủ Quảng Vĩnh Lộc được xướng tên như một đặc sản xứ Thanh Hóa. Bởi nó có hương vị rất độc đáo, vị giòn dai khác biệt với món chà Lam vốn rất mềm dai tryền thống ở nhiều địa phương khác. Đến với xứ thanh cảm nhận cảnh sắc con người thưởng thức món chè lam bên cạnh cốc chè mạn bạn sẽ cảm nhận được hết cái hồn của vùng đất này.
Khi đến một vài địa danh xưa như các làng cổ truyền thống, các ngôi làng lân cận khu vực thành qoách xưa thì bạn sẽ bắt gặp được đặc sản chè lam. Nguồn gốc chè lam Phủ Quảng Thanh Hoá cũng được người dân xứ Thanh cận thành nhà Hồ lưu dữ đến ngày nay.
Nó là đặc sản huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được nhiều du khách mua về làm quà mỗi dịp đến thăm nơi đây. Món chè lam được làm từ các đặc sản địa phương cụ thể từ gạo nếp cái hoa vàng Vĩnh Lộc kết hợp với mật mía Kim Tân, mạch nha, lạc, gừng tại địa phương.
Điểm đặc biệt khác với chè lam truyền thống của ông cha ta xưa là khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được món che lam thường dẻo thơm. Ngược lại chè lam Phủ Quảng lại giòn tan mà chỉ cần vỗ nhẹ là thanh chè lam đã vỡ ra thành mảnh nhỏ.
Tham khảo bài viết: Cách làm Nem chua đặc sản Thanh Hóa ngon hấp dẫn ăn mọi nơi
Tham khảo cách làm Chè lam Phủ Quảng
Chè Lam được làm từ các nguyên liệu như: Bột gạo nếp cái hoa vàng, mật mía (đường mật), mạch nha, hạt lạc rang, gừng và muối. Nguyên liệu hoàn toàn dân dã xuất phát từ địa phương. Ban đầu dùng chảo gang đun sôi mật mía, mạch nha. Tiếp đến cho lạc rang đã giã nhỏ và gừng vào. Đun với ngọn lửa vừa cho đến khi đường chuyển màu vàng. Lúc này tiếp tục đổ từng thìa bột gạo nếp vào. Thực hiện khuấy cho đường hòa quyện vào bột. Lúc này ta sẽ được hỗn hợp đặc quánh, sau đó tắt bếp. Và cuối cùng là trải ra khuân hình thành món Chè lam.
Ngày nay công nghệ phát triển các máy móc được đưa vào để hỗ trợ việc làm Chè lam nhưng xưa kia các công đoạn đều thực hiện rất vất vả và công phu như xay nhuyễn gạo nếp bằng cối đá bắc, khi thực hiện trộn bột thì chảo chè nóng hừng hực được đảo liên tục thủ công bằng tay giúp cho mật mía thấm sâu vào bột nếp, hương thơm của lạc, gừng mới hòa quyện vào nhau tạo lên một món ăn hấp dẫn.
Xem thêm: Đặc sản Thanh Hóa mua về làm quà
Hương vị của món Chè lam
Theo thực khách đánh giá khi ăn cảm nhận từng giọt mật ngọt thơm ngậy nhẹ kết hợp với bột gạo, lạc mạch nha bùi béo tạo thành món ăn thơm ngon ngọt ngào. Phủ bên ngoài là lớp áo bột trắng phau thêm hương vị của gừng. Giúp món ăn trở nên ấm áp hơn khi ăn vào mùa đông.
Cũng như món Chè lam truyền thống của dân tộc ta cách thưởng thức món chè lam Phủ Quảng hoàn hảo nhất là khi nhâm nhi cùng tách trà xanh. Bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ cái thú, cái vị đầy đủ hồn dân tộc khi nhấp một ngụm trà nóng, cắn một miếng chè lam. Lúc này vị trà hơi chan chát hòa quyện với vị ngọt ngào được hòa quyệt khéo néo. Trước chát đắng sau ngọt ngào nhẹ nhàng khiến ai cũng thích thú.
Đến với một vùng đất bạn nên tìm kiếm và khám phá các địa danh các đặc sản địa phương. Khám phá đầy đủ văn hóa nếp sinh hoạt của con người mỗi địa phương. Bạn sẽ cảm nhận được tâm hồn con người, tinh thần dân tộc thấm đẫm trong nét văn hóa. Từ đó làm cho tâm hồn bạn mở rộng phong phú hơn. Bạn sẽ bao dung thương yêu và tỏa sáng hơn. Hutu.vn chúc bạn có những khám phá thú vị khi đến với mỗi vùng đất mới.