Cách làm xôi ngũ sắc đặc sản Tây Bắc được nhiều người yêu thích
Hướng dẫn chế biến món ngon

Cách làm xôi ngũ sắc đặc sản Tây Bắc được nhiều người yêu thích

Một trong những món đặc sản nổi tiếng hấp dẫn Sơn La là Xôi ngũ sắc. Bạn thường được giới thiệu món xôi ngũ sắc mỗi khi bạn ghé tới Mộc Châu Sơn La. Món ăn chắc bụng bùi ngậy thơm ngon. Đặc biệt với 5 màu (ngũ sắc) mỗi màu sắc lại có một ý nghĩa rất riêng thú vị khi bạn thưởng thức món ngon này.

Mời các bạn cùng hutu.vn theo dõi bài viết cách làm xôi ngũ sắc đặc sản Tây Bắc được nhiều người yêu thích. Để hiểu hơn về món ăn này và nếu có điều kiện hãy bắt tay vào làm thử ngay tại nhà để chiêu đãi người thân bạn nhé.

Xôi ngũ sắc là món ăn dân dã với nguyên liệu tạo nên hoàn toàn từ tự nhiên, từ sản vật thiên của vùng đất này. Có thể coi nó là món ăn đặc trưng và chắt lọc những tinh hoa của vùng đất này. Ý nghĩa màu sắc của nó cũng rất độc đáo chúng tượng trưng cho ngũ hành: Kim mộc thổ thủy hỏa. Kèm với nó là 5 màu sắc đặc trưng trắng, đỏ, vàng, tím và xanh. Xôi ngũ sắc được nấu và thưởng thức nhiều vào các dịp lễ, tết. Là món ăn truyền thống không thể thiếu với bà con địa phương nơi đây.

Nguyên liệu chính làm món xôi ngũ sắc
Nguyên liệu chính làm món xôi ngũ sắc

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính là linh hồn của món ăn. Muốn món ăn ngon và bắt mắt bạn phải chọn được những nguyên liệu thơm ngon. Món này nguyên liệu chính là gạo nếp (Nên chọn gạo nếp nương loại có hạt gạo tròn to khi nấu nên rất dẻo và thơm).

Cần chuẩn bị kỹ các loại lá tạo nên màu sắc cho xôi. Lá dứa tươi (Nhuộm xôi màu xanh), Nghệ tươi (Nhuộm xôi màu vàng), Gấc chín (Nhuộm xôi màu đỏ), Lá cẩm tươi (Nhuộm xôi màu xanh). Vì vậy màu sắc của xôi vô cùng bắt mắt và ăn thì an toàn tuyệt đối.

Thêm các nguyên liệu khác bao gồm nước cốt dừa, Muối, dầu ăn, rượu trắng. Và các dụng cụ cần thiết chuẩn bị cho quá trình nấu xôi trong gian bếp nhà bạn, trong đó quan trọng nhất cần có nồi hấp xôi.

Xem thêm: Món đặc sản canh bon hấp dẫn của người dân Điện Biên

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Sau khi chọn được phần gạo nếp ngon bạn mang về làm sạch. Chú ý cần loại bỏ những hạt bị mốc, bị đen kém chất lượng. Những hạt này sẽ ảnh hưởng đến cả nồi sôi khi nấu đó bạn nhé, nên cần lọc thật kỹ. Dùng nước thật sạch để vo gạo làm sạch hoàn toàn tạp chất và bụi bẩn còn bám trên gạo.

Sau đó chuẩn bị một chậu sạch đổ gạo cùng nước vào để ngâm (đổ nước sấp mặt gạo). Thời gian ngâm từ 10-12 tiếng để gạo ngậm hoàn toàn nước bạn nhé. Sau thời gian đó đổ gạo ra rá để gạo ráo nước trước khi chuẩn bị cho quá trình hấp bạn nhé.

Trong quá trình ngâm gạo bạn nên chuẩn bị các công đoạn tạo màu. Các loại lá dứa, lá cẩm thì tiến hành loại bỏ phần lá già hư hỏng, sau đó cho vào máy xay hay giã bằng tay cuối cùng là lọc lấy phần nước cốt và bỏ phần bã đi.

Gạo được chia thành từng phần và ngâm với phần nước màu
Gạo được chia thành từng phần và ngâm với phần nước màu

Nghệ cạo vỏ làm sạch rửa thật sạch loại bỏ hoàn toàn chất bẩn. Sau đó cũng đem giã rồi chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã.

Gấc chọn gấc chín bổ ra lấy phần ruột, bạn nên dùng thìa để lấy phần thịt gấc loại bỏ phần hạt.

Bước 3: Đồ màu cho gạo

Sau khi gạo được ngâm xong và để ráo nước thì bạn tiến hành đồ màu cho gạo bạn nhé. Tiến hành chia phần gạo đã vo thành 5 phần. Chọn để riêng 4 phần ra các tô khác nhau để đồ màu còn 1 phần để màu tự nhiên của gạo.

Dùng nước cốt của các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên bạn trộn đưa vào tường tô riêng biệt để trộn đều với gạo, phần thịt gấc cho trực tiếp vào gạo và bóp (phần này cần trộn và bóp đều để các phần gạo được đều màu và đẹp mắt bạn nhé). Sau đó là để ngấm thêm khoảng 2 giờ cho gạo bạn nhé.

Xem thêm: Đặc sản Sơn La mua về làm quà

Bước 4: Hấp xôi

Sau khi gạo đã ngấm màu bạn thực hiện chắt hết phần nước dư của từng phần. Tiếp tục là thực hiện đổ nước cốt dừa vào từng phần gạo cũng phải trộn đều bạn nhé. Để khoảng 5 phút là bạn có thể mang các phần đi hấp được rồi. Chú ý cần chia nồi hấp thành các khu vực riêng để hấp từng màu sắc khác nhau bạn nhé.

Đối với nồi hấp to thì bạn có thể hấp cùng 1 tầng và dùng lá chuối sạch để ngăn cách các màu khác nhau. Còn đối với nồi nhỏ bạn phải hấp riêng từng tầng hoặc hấp nhiều lần. Chú ý dưới đáy nồi đổ một lượng nước vừa phải và thời gian hấp xôi khoảng từ khoảng 40 đến 50 phút.

Kiểm tra xôi thật chín thơm, hạt gạo mềm dẻo là được. và trong quá trình hấp cần hạn chế mở nồi hấp giúp xôi chín đều.

Cách làm xôi ngũ sắc đặc sản Tây Bắc được nhiều người yêu thích
Cách làm xôi ngũ sắc đặc sản Tây Bắc được nhiều người yêu thích

Bước 5: Trình bày thành phẩm

Bạn dùng đĩa lớn, hoặc các đĩa nhỏ xếp sát nhau để trình bày tạo thành món xôi ngũ sắc. Ngũ sắc đi cùng nhau. Khi bày biện ra xôi ngũ sắc sẽ vô cùng bắt mắt. Yêu cầu hạt xôi phải ráo, dẻo, thơm ngậy mùi nước cốt dừa.

Món ăn cũng rất dễ thực hiện ngay tại nhà phải không các bạn. Hutu.vn chúc các bạn thành công và mang về cho gia đình mình một món ăn ngon có ý nghĩa. Món ăn rất ngon phù hợp nhiều đối tượng người ăn đảm bảo ít ai có thể chê được món ăn tuyệt vời này bạn nhé.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận